Nhà văn M. AnCốt đã nói
“Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem đến điều hữu ích”.
(M.Ancôt)
Tiếp nối hành trình khám phá văn hóa qua các trang sách tháng 11, tháng tri ân, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để mỗi người chúng ta tri ân, bày tỏ lòng tôn kính và biến ơn đối với các thầy cô đã dìu dắt chúng ta trên những đoạn đường đời, để ta khôn lớn và trưởng thành như hôm nay.
Thư viện trường THCS Trần Phú thân mời quý thầy cô và bạn học sinh tới thăm đất nước Indonesia gặp thầy giáo Harfan, cô giáo Mus và các bạn học sinh nghèo, tại một hòn đảo Belitong của Indonesia , luôn cố gắng có được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi đơn sơ vào những năm 70 của thế kỷ trước, qua tác phẩm “chiến binh cầu vồng” .
Chiến binh cầu vồng là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Android haibra xuất bản năm 2005 cuốn sách đã được dịch sang 26 ngôn ngữ và đã được dựng thành phim. Tại Việt Nam cuốn sách được dịch bởi dịch giả Dạ Thảo do Nhã Nam phát hành năm 2012 và tái bản cho tới nay.
Bìa sách có nền màu xanh rêu, được minh họa bằng một cảnh quay trong bộ phim cùng tên- đó là hình ảnh Lintang đang chở bạn trên chiếc xe đạp cũ đến trường với tâm thái thoải mái, tự do tận hưởng.
Sách dày 424 trang kích thước 14 x 20,5 cm , gồm 48 chương được lấy cảm hứng từ ở tuổi thơ có thật của tác giả- nơi biệt đội "Chiến binh cầu vồng" phải vật lộn với cuộc sống đầy rẫy rào cản để có thể được đến trường chính là hiện thân của khát khao cao đẹp, niềm tin vững chắc, và một bài học để đời mà ta phải trân trân nhớ về: "Đừng bỏ cuộc! Đừng bao giờ đánh mất bản thân ta!"
Cuốn sách là một bức tranh ngập tràn màu sắc: nỗi buồn xen niềm vui, nước mắt lẫn tiếng cười. Nơi đó, có những người thầy, người cô vĩ đại, cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết, ý chí và nghị lực và ta hiểu rõ rút ra bài học: Giáo dục là cội nguồn của hạnh phúc. Điều đó làm cho cuốn sách này trở thành tác phẩm có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất Indonesia.
Cuốn sách mở ra với khung cảnh khai giảng của ngôi trường tiểu học Muhammadiyah hơn 120 năm tuổi. Nếu năm học này không tuyển sinh được mười học sinh thì ngôi trường sẽ bị đóng cửa vì số học sinh đến nhập học không đủ chỉ tiêu. Ngôi trường hiện ra với sự thiếu thốn, xập xệ tưởng như chỉ cần một trận gió thổi qua cũng có thể khiến ngôi trường đổ sập với những tủ trưng bày trống không. Chính những đứa trẻ - Samson, A Kiong, Sahara, Harun, Trapani, Lintang, Syahdan, Flo, Kucai, Mahar và tác giả, Ikal. là những chiến binh quả cảm, không hề lùi bước trước khó khăn, đem đến cho nơi đây một sức sống riêng, một sức sống chân phương và nhiệt huyết.
Ngoài ra, không thể không kể đến hai “chiến binh” vĩ đại khác, người vừa là người dẫn đường vừa là hậu phương vững chãi trên con đường tìm kiếm tri thức của các cô cậu bé: đó là thầy hiệu trưởng Harfan và cô giáo Mus. Họ nghèo khổ nhưng tận tâm, đã thắp sáng và giữ vững ngọn đèn giáo dục.
Mười một thành viên của "Chiến binh cầu vồng" với những tính cách riêng, mộng mơ riêng, thế nhưng, chung quy lại một điểm đến, chúng đều bước đi trên con đường thực hiện lý tưởng "được hưởng quyền giáo dục" của mình.. “Học tập là cao quý, là ca tụng nhân bản, là niềm vui khi được cắp sách tới trường và là ánh sáng văn minh”, đó là quan niệm về giáo dục hết sức thú vị của thầy Harfan. Có lẽ vì quan niệm như vậy mà thầy mới có thể cống hiến cho ngôi trường hơn 50 năm cuộc đời mình.
Thầy hiệu trưởng Harfan và cô Mus là những nhà giáo dục tuyệt vời nhất. Họ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đã mang đến cho lũ trẻ tuổi thơ, ước mơ và hi vọng, mang đến những tri thức và cao cả hơn là tình yêu tri thức, mang đến hơi thở và linh hồn của một chốn được gọi là trường học.
“Chiến binh” nổi bật nhất trong tất cả là cậu bé Lintang thông minh, hiếu học. Lintang – một chiến binh đặt biệt trong nhóm vẫn hằng ngày đạp xe tổng cộng 40 cây số tới trường, băng qua 4 khu rừng đầm lầy cá sấu. Cái xe đạp tả tơi tới mức dây sên đã tháo xích ngắn không gắn lại được.Có lần cậu phải bán nhẫn cưới kỉ niệm của cha mẹ để mua ruột và xích xe mới.
Khó khăn là vậy nhưng Lintang là cậu bé chăm chỉ và thông minh nhất. Để tới trường nhiều khi phải bất chấp tính mạng, ấy vậy cậu ấy luôn tới sớm nhất. Và năm học nào bạn ấy cũng đứng nhất..
Những câu nói của cậu thật sự khiến cho người đọc phải rơi nước mắt: “Tao sẽ không làm cha mẹ mình phải thất vọng. Họ muốn tao tiếp tục đi học. Tụi mình phải biết ước mơ, những ước mơ cao đẹp, và học là con đường để chúng ta đi đến những ước mơ ấy [...] Tụi mình phải tiếp tục học, để cho con cái của tụi mình sau này không phải học trong một ngôi trường như thế này, để tụi mình không bị đối xử bất công. Đừng bỏ học, Boi. Đừng.”
Và Lintang, bằng nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, cậu đã giúp ngôi trường Muhammadiyah nghèo khó giành giải nhất trong kì thi học sinh giỏi, chiến thắng cả những ngôi trường lân cận có bề dày thành tích và nổi trội hơn hẳn.
Chiến binh cầu vồng một tác phẩm văn học cảm động truyền tải sâu sắc nhất ý nghĩa đích thực của việc làm thầy và việc học. Trong tác phẩm này , Thầy Harfan và cô Mus được khắc họa như một người thầy vĩ đại người thầy nghèo khổ đem đến cho những đứa trẻ tuổi thơ đẹp đẽ và tâm hồn phong phú một điều gì đó vô giá Thậm chí còn hơn cả những khát khao và ước mơ đây mới thật sự là hơi thở của giáo dục và linh hồn của một chốn được gọi là trường học .
Giáo dục vẫn luôn là một phép màu kì diệu nhất. Những thầy cô giáo- Họ là những anh hùng không được tụng ca là vị hoàng tử và công chúa hiện thân có sự tận tâm là giếng nước kiến thức thanh khiến cho cánh đồng khô hạn bỏ hoang.
Đây là lời tác giả trân quý dành tặng người thầy của mình cũng xin là lời tri ân dành tặng tất cả các thầy cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
1. HIRATA, ANDREA Chiến binh cầu vồng/ Andrea Hirata; Dạ Thảo dịch.- Hà Nội: Hội Nhà văn, 2024.- 424tr.; 21cm. Nguyên bản tiếng Inđônêxia: Laskar pelangi Chỉ số phân loại: 899 HA.CB 2024 Số ĐKCB: TN.01599, TN.01600, TN.01601, TN.01602, TN.01603, |
Trân trọng cảm ơn quý thầy cô và các bạn học sinh đã lắng nghe bài giới thiệu sách này thân mời quý thầy cô và các bạn đến thư viện để đọc tác phẩm trên.
Xin thân ái chào tạm biệt.